Tính phức tạp và liên kết của thị trường toàn cầu Thị trường hàng hóa

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế thị trường mới nổi (EMEs như Brazils, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) bắt đầu từ những năm 1990, đã thúc đẩy thị trường hàng hóa rơi vào siêu chu kỳ. Quy mô và sự đa dạng của thị trường hàng hóa được mở rộng trên phạm vi quốc tế. [29] và các quỹ hưu trí và các quỹ tài sản quốc gia bắt đầu phân bổ nhiều vốn hơn cho hàng hóa, nhằm đa dạng hóa thành một loại tài sản ít phải chịu sự mất giá về tiền tệ hơn [30].

Năm 2012, khi các nền kinh tế thị trường mới nổi tăng trưởng chậm lại, giá hàng hóa đạt đỉnh và bắt đầu giảm. Từ năm 2005 đến năm 2013, giá thực của năng lượng và kim loại vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn. Năm 2012, giá hàng thực của lương thực cao nhất kể từ năm 1982 [29]

Giá vàng miếng đã giảm mạnh vào ngày 12 tháng 4 năm 2013, sau đó các nhà phân tích điên cuồng tìm lời giải thích. Tin đồn lan truyền rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ buộc Cyprus bán lượng vàng dự trữ của mình để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Các ngân hàng lớn như Goldman Sachs bắt đầu bán vàng miếng ngay lập tức. Các nhà đầu tư tranh giành để thanh lý các Quỹ hoán đổi (ETF) của họ [ghi chú 3] Geogre Gero, chuyên gia về hàng hóa kim loại quý tại bộ phận Quản lý tài sản của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) báo cáo rằng ông chưa từng thấy việc bán vàng miếng hoảng loạn như thế này trong suốt 40 năm trên thị trường hàng hóa. [31]

Quỹ hoán đổi lâu đời nhất (ETF), như SPDR Gold Shares NYSE Arca: GLD và iShares Silver Trust NYSE Arca: SLV, thực sự sở hữu hàng hóa vật chất. Tương tự các quỹ NYSE Arca: PALL (palladium) và NYSE Arca: PPLT (bạch kim). Tuy nhiên, hầu hết hàng hóa giao dịch trên Sàn giao dịch (ETC) đều thực hiện chiến lược giao dịch kỳ hạn. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo rằng, nước Nga có thể chìm vào suy thoái. Ông cho rằng “Chúng ta đang sống trong một thế giới năng động, với tốc độ phát triển chóng mặt, mang tính toàn cầu, phức tạp và đôi khi không thể theo kịp”. Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào hàng hóa. [32]